Cua gạch là loại cua yếm vuông (cua cái soa) sau khi lột sẽ biến thành cua cái, trong thời gian này nếu được giao phối sẽ từ từ xuất hiện gạch trong khoang bụng, từ ít tới nhiều. Khi cua đầy gạch là đã sẵn sàng cho thời kỳ sinh sản. Đây cũng là lúc con cua chắc thịt, chất béo trong thịt nhiều nhất để tích năng lượng đủ cho hoạt động sinh nở.
Gạch cua là lớp màu vàng hoặc màu đỏ cam sau khi gỡ mai cua ra, đây chính là phần trứng cua. Sau khi chúng được thụ tinh sẽ được chuyển xuống phần yếm và cua cái ấp con của mình. Cách dễ dàng để nhận biết được gạch cua là khi bạn mua cua biển về, bóc phân mai cua ra, chỉ cần nhìn vào phần lưng cua, bạn sẽ thấy một phần màu vàng vàng và mềm mềm. Đó chính là phần gạch của con cua biển
Thành phần chính có trong gạch cua là protein, một trong những chất dinh dưỡng cần thiết trong việc tái tạo tế bào, chuyển hoá các chất trong cơ thể. Ngoài ra, gạch cua có vị béo, thơm đặc trưng khác hẳn so với vị ngon của cua thịt, rất đáng để thưởng thức
Điểm khác nhau giữa cua gạch và cua thịt:
Để phân biệt cua gạch và cua thịt ta chỉ cần dựa vào phần bụng dưới của cua, tức là phần yếm cua.
- Cua thịt hay còn được gọi là cua đực, cua Y… có phần bụng dưới là hình tam giác nhọn, càng cua thịt thường rất to so với kích thước cơ thể.
- Cua gạch được gọi là cua cái, phần yếm của chúng có hình bầu tròn to, dùng để ôm trứng, con khi đến mùa sinh sản. Càng cua gạch tương đối nhỏ so với kích thước cơ thể.
- Chọn những con cua cái có phần yếm to, chiếm gần hết phần thân cua. Màu sắc yếm đậm hơn các con cua khác, phần yếm này càng căng thì gạch càng nhiều do nó chứa buồng trứng của cua.
- Dùng tay đè nhẹ vào mai cua, mai cua phải cứng cáp, khó ấn vào, nếu mai cua mềm chứng tỏ là cua ốp, ăn sẽ không ngon cả thịt lẫn gạch.
- Dùng tay đè nhẹ phần khe giữa mai cua và yếm cua, nếu cua gạch nhiều bạn sẽ thấy phần gạch màu đỏ nhiều ở bên trong, còn nhìn vào mà không thấy gì thì tốt nhất là lựa con khác.
- Nên chọn các con cua còn sống, có đầy đủ chân, càng vì nếu bị rớt chân hoặc càng chất lượng thịt và gạch cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Lưu ý khi chế biến cua:
Chế biến cua tưởng chừng đơn giản và nhanh, thế nhưng nếu bạn không khéo léo bạn sẽ khiến cho món ăn mất đi mỹ quan. Cua khi chế biến thường rất dễ rụng càng khi cho vào nồi nóng. Khi bắc ra bạn sẽ thấy thân và càng cua đã rời ra. Chính vì thế, khi nấu cua bạn cần để cua chết, khi gặp hơi nóng cua sẽ không giãy giụa mạnh mà rụng càng.
Trước khi nấu, cua cần được là sạch bùn và cát để đảm bảo món ăn không mất đi hương vị thơm ngon.
Reviews
There are no reviews yet.